Bảo vệ Ghat_Tây

Trong quá khứ, Ghat Tây được bao phủ bởi những khu rừng rậm, cung cấp thực phẩm và môi trường sống cho những người dân bản địa. Địa hình khó tiếp cận của dãy núi khiến việc canh tác và xây dựng các khu định cư trở lên khó khăn. Sau khi người Anh đến khu vực này, các vùng lãnh thổ rộng lớn đã bị chặt phá để trồng rừng và canh tác. Khu rừng ở Ghat Tây đã bị chia cắt nghiêm trọng do các hoạt động của con người, đặc biệt là chặt hạ để trồng chè, cà phê và gỗ tếch trong thời gian từ 1860 đến 1950. Các loài quý hiếm, đặc hữu của rừng mưa nhiệt đới bị ảnh hưởng nghiêm trọng.[22]

Đây là khu vực nhạy cảm với sự phát triển và được tuyên bố là một điểm nóng về đa dạng sinh học vào năm 1988 thông qua những nỗ lực của nhà sinh thái học người Anh Norman Myers. Tuy diện tích đất đai chỉ chiếm 5% của Ấn Độ nhưng 27% loài thực vật bậc cao (4.000 loài) của Ấn Độ được tìm thấy tại đây, trong đó có 1.800 loài là đặc hữu. Dãy núi là nhà của ít nhất 84 loài lưỡng cư, 16 loài chim, 7 loài động vật có vú và 1.600 loài thực vật có hoa không được tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác trên Trái đất. Chính phủ Ấn Độ đã thành lập nhiều khu bảo tồn bao gồm 2 khu dự trữ sinh quyển, 13 vườn quốc gia để hạn chế việc ra vào của con người, cùng với một số khu bảo tồn động vật hoang dã để bảo vệ các loài bị đe dọa cụ thể và rất nhiều các khu rừng dự trữ quốc gia. Một số khu vực bảo vệ lớn có thể kể đến Khu dự trữ sinh quyển Nilgiri với diện tích 5.500 kilômét vuông (2.100 dặm vuông Anh) của những cánh rừng thường xanh Nagarhole và rừng rụng lá Bandipur là khu vực bảo vệ lớn nhất tại Ghat Tây.[23] Hay như Vườn quốc gia Thung lũng Silent ở Kerala là một trong những rừng thường xanh nhiệt đới nguyên sinh cuối cùng ở Ấn Độ.[24][25]

Năm 2006, Ấn Độ đã đệ trình đơn lên UNESCO cho việc xét Ghat Tây vào danh sách Di sản thế giới. Năm 2012, 39 khu vực bảo vệ thuộc Ghat Tây được công nhận là Di sản thế giới bao gồm:[26][27]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Ghat_Tây http://www.all-about-india.com/Geography-of-India.... http://cities.expressindia.com/fullstory.php?newsi... http://google.com/search?q=cache:k5aD-8ZEqdcJ:www.... http://www.hindu.com/2009/08/04/stories/2009080456... http://timesofindia.indiatimes.com/home/environmen... http://articles.timesofindia.indiatimes.com/2012-0... http://articles.timesofindia.indiatimes.com/2012-0... http://www.nature.com/nature/journal/v403/n6772/ab... http://www.nature.com/nature/journal/v403/n6772/fi... http://www.thehindu.com/news/national/kerala/artic...